Holine mua hàng (24/7)0901 840 222

Chậm giải ngân các dự án giao thông, đô thị và câu chuyện mang tên trách nhiệm

20 thg 12 2018 02:32

Nếu từng cá nhân, tập thể ý thức được vai trò trách nhiệm của mình thì tình trạng đưa nguồn vốn vào hạ tầng giao thông mới nhanh chóng phát huy tác dụng.

Tại phiên khai mạc Hội nghị Thành Ủy TPHCM lần thứ 22 khóa X vừa qua, khi điểm danh các hạn chế nổi cộm ở TP HCM hiện nay, Bí thư thành ủy TPHCM Nguyễn Thiện Nhân đã tỏ ra bức xúc khi đề cập đến tình trạng giải ngân vốn trong các lĩnh vực hạ tầng gắn với chặt với đời sống hàng ngày của người dân rất ì ạch, trong khi nhiều nơi đồng vốn không thiếu.

Theo đó, 2 lĩnh vực đang khiến người dân TPHCM bức xúc nhất là giao thông vận tải và chống ngập nước. Trong khi người dân kêu trời về kẹt xe, tắc đường, ngập tứ bề thì nguồn vốn đầu tư cho 2 lĩnh vực này ở đâu đó lại bị dồn ứ, không tiêu được, có khi phải trả lại ngân sách.

Do đâu lại xảy ra nghịch lý này và nếu không giải quyết các vướng mắc này, đến bao giờ TP HCM mới giải được bài toán kẹt xe, tắc đường, hết ngập?

Trong thời gian qua người dân TPHCM gặp rất nhiều khó khăn vì tình trạng ùn tắc giao thông, ngập nước xảy ra thường xuyên. Khi giải trình trước lãnh đạo và người dân thành phố, một số lãnh đạo các đơn vị quản lý ngành đều khẳng định vì thiếu vốn dẫn đến việc đầu tư xây dựng các dự án có phần hạn chế.

Tuy nhiên, những báo cáo trong Hội nghị Thành Ủy TPHCM lần thứ 22 vừa rồi đã chỉ ra rằng có đến 48 dự án đầu tư xây dựng giao thông dù đã được bố trí vốn nhưng không thể tiếp tục triển khai vì chậm giải ngân. Tương tự đối với các dự án chống ngập, tỷ lệ giải ngân vốn cũng chỉ dừng lại ở mức 53%. Trước thông tin này, không ít người dân cũng như chuyên gia kinh tế tỏ ra bức xúc:

23aoda

“Tôi rất là bức xúc trước cái tình trạng này, thà là mình không có vốn chứ có mà không giải ngân được thì không thể chấp nhận được”.

“Tôi thì hi vọng công trình này đi vào khởi công sớm để người dân đi lại bớt khổ”.

“Nếu cứ như thế này thì cũng giống như tuyến đường sắt Cát Linh Hà Đông ngoài Hà Nội, chả biết đến bao giờ mới xong. Là người dân thành phố nên chúng tôi mong chính quyền thành phố làm thế nào để đẩy nhanh tiến độ công trình để hoàn thành đưa vào sử dụng”.

“Cái vấn đề chậm giải ngân ở các dự án đầu tư công là vấn đề muôn thuở. Các dự án đầu tư công xảy ra những tình trạng các quy định, các quy trình các thủ tục nó không được rõ ràng: đền bù giải tỏa, chọn nhà thầu gặp vướng, tất cả mọi thứ”.

“Chúng ta thấy rằng các chủ đầu tư sẽ rất khó để xác định và cân đối nguồn vốn của họ. Trong điều kiện khó xác định được độ mất giá của đồng tiền, sự tăng giá đầu vào của nguyên liệu thực hiện dự á, đó là chưa tính đến sự biến động của mức lãi suất ngân hàng cũng như sự thay đổi của chính sách nhà nước trong quá trình triển khai. Cho nên để cân đối nguồn vốn theo điều 55 thì rất nhiều chủ đầu tư đã không thực hiện được thậm chí bỏ dự án. Từ đó các dự án BOT, BOO, BT…của chính phủ sẽ rất khó dược triển khai”.

dau-dau-chuyen-giai-ngan-von-dau-tu1506588091

Thưa quý thính giả! Theo phân bổ thì ngân sách đầu tư công của Sở GTVT năm 2018 là 4.500 tỉ đồng, nhưng đến tháng 10-2018 mới giải ngân được 58%, vẫn còn 1.900 tỉ đồng chưa giải ngân. Rõ ràng là ngân sách cho việc mở đường, xây cầu là không thiếu nhưng thực tế giải ngân lại rất kém.

Tương tự ngân sách bố trí cho Trung tâm Điều hành chống ngập ngân sách năm 2018 là 1.129 tỉ đồng, với 106 dự án giải quyết vấn đề ngập nước, thế nhưng đến tháng 10-2018 mới giải ngân được khoảng 600 tỷ. Cá biệt có quận, huyện của TP giải ngân vốn để xây dựng các công trình giao thông, đô thị chỉ đạt hơn 1%.

Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng các dự án giao thông hoặc chống ngập tại TPHCM chậm giải ngân vốn được lãnh đạo Sở GTVT, Trung tâm điều hành chương trình chống ngập nước và các quận huyện lý giải là do vướng công tác giải phóng mặt bằng, bàn giao mặt bằng để thi công. Trong khi giá đất thay đổi từng ngày thì việc càng chậm giải phóng mặt bằng càng khiến dự án có nguy cơ tăng vốn, phải điều chỉnh kéo theo chậm giải ngân, chậm tiến độ.

Rõ ràng trách nhiệm đầu tiên thuộc về chủ đầu tư khi trình hồ sơ dự án mà chưa đưa ra phương án giải phóng mặt bằng cụ thể; trong đó nhất là chính sách về giá, về tái định cư cho hộ dân khi phải di dời bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công. Kế đến là trách nhiệm của chính quyền địa phương từ quận, huyện đến phường, xã đã không thực sự quyết liệt trong công tác vận động, thu hồi mặt bằng, bàn giao cho đơn vị đầu tư.

Người dân thì luôn mong mỏi được đi lại thuận tiện, an toàn, khô ráo…song khi được yêu cầu bàn giao mặt bằng thì lại tỏ ra chần chừ, bất hợp tác. Ách tắc trong giải phóng mặt bằng là nguyên nhân khiến rất nhiều công trình cơ sở hạ tầng ở TP HCM không thể triển khai hay triển khai theo kiểu” rùa bò” đã rõ nhưng chưa xử lý trách nhiệm được ai.

Theo tiến sĩ Huỳnh Thế Du - giảng viên chính sách công chương trình đào tạo Fullbright thì việc chậm đưa nguồn vốn vào sử dụng cho các dự án giao thông, chống ngập đã và đang khiến TPHCM đối mặt với nhiều hệ quả tiêu cực.

“Nó sẽ chậm lại và những công trình giao thông, những công trình hạ tầng thiết thiết yếu của thành phố được xây dựng mà chậm nó sẽ gây nên những trục trặc về ngập nước, kẹt xe, ô nhiễm những cái vấn đề bức bối của thành phố càng ngày nó sẽ càng tăng lên”.

Còn với ông Nguyễn Hồng Chung - chủ tịch hội đồng quản trị công ty cổ phần sở hữu trí tuệ DaviLaw thì lại cho rằng tình trạng này không chỉ làm giảm tính thanh khoản của dòng vốn mà còn làm suy giảm niềm tin đối với các nhà tài trợ nước ngoài khi muốn đầu tư để chung tay giải quyết vấn đề tắc đường, ngập nước của TP HCM:

“Nếu không giải ngân thì tiền vẫn ở đấy, nếu chúng ta đi vay thì dù không sử dụng vẫn phát sinh lãi. Nếu như vậy thì tính thanh khoản của đồng tiền sẽ kém và sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế, đó mới là cái quan trọng nhất. Các nhà tài trợ sẽ xem xét lại hiệu quả của việc thực hiện dự án đó có bị ảnh hưởng đến việc tiếp tục tài trợ hoặc không tiếp tục”.

2241 giYi ngan

Xung quanh các bất cập này, cũng như sự ảnh hưởng tiêu cực của tình trạng này đối với tốc độ tăng trưởng kinh tế cũng như quá trình đầu xư xây dựng hạ tầng của đất nước, nhất là đường sá, cầu cống, Thủ tướng Chính Phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có công điện chỉ đạo xử lý triệt để tình trạng này. Ông Lưu Quang Khánh - vụ trưởng vụ kinh tế đối ngoại Bộ Kế hoạch Đầu tư cho biết:“Về việc này thì TTCP đã chủ trì cuộc họp và chỉ đạo rất sát sao trong đó các bộ ngành phải tập trung chỉ đạo rất quyết liệt để thực hiện các dự án, bám sát tiến độ và hạn chế tối đa việc điều chỉnh tổng mức đầu tư. Nếu không làm được thì tiến hành hủy vốn hoặc tái cơ cấu dự án và chuyển nguồn vốn đó cho các dự án có hiệu quả hơn và có khả năng giải ngân nhiều hơn”.

Trong bối cảnh TP HCM nói riêng và cả nước nói chung còn quá thiếu các công trình hạ tầng, giao thông phục vụ cho nhu cầu đi lại của người dân thì tình trạng nhiều dự án cầu đường và hạ tầng kỹ thuật đã được bố trí vốn nhưng lại chậm hoặc khó giải ngân đã phần nào phản ánh được sự yếu kém của các cá nhân, tập thể khi được giao sử dụng nguồn vốn này.

Đã đến lúc phải nhìn nhận một cách nghiêm túc về trách nhiệm của các cá nhân, tập thể không hoàn thành nhiệm vụ được giao để từ đó giải quyết dứt điểm vấn đề bức xúc này. Phóng viên Huy Hoàng - Kênh VOVGT tại TP. HCM bình luận:

Cần khẳng định rằng tình trạng chậm giải ngân vốn đầu tư công, nhất là đầu tư các dự án giao thông tại TPHCM và các Bộ Ngành địa phương đã trở thành một căn bệnh mãn tính. Theo đánh giá của các chuyên gia và nhà quản lý thì khối lượng vốn đầu tư cho công trình giao thông chưa giải ngân còn rất lớn và vướng ở nhiều khâu, trong đó có cả chính sách và thực thi.

Việc cho kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân vốn kế hoạch đầu tư công hàng năm là một trong những lý do đầu tiên. Kế đó những khó khăn về thẩm định thiết kế, lập dự toán, giải phóng mặt bằng…cũng trực tiếp kéo lùi tốc độ giải ngân nguồn vốn cho các công trình.

Tuy nhiên, cần phải thừa nhân rằng nguyên nhân phổ biến của tình trạng chậm giải ngân vốn đầu tư cho các công trình giao thông, đô thị ở nhiều ngành, địa phương là xuất phát từ sự yếu kém về năng lực và ý thức trách nhiệm của lãnh đạo và chủ đầu tư trong việc quản lý điều hành dự án.

Đó là sự thiếu tận tâm, tận lực trong việc thực hiện nhiệm vụ và tháo gỡ vướng mắc; chưa tích cực triển khai các thủ tục nghiệm thu khối lượng hoàn thành và thanh toán; không đôn đốc, kiểm tra, chấn chỉnh để đẩy nhanh tiến độ, đến những tháng cuối năm mới hối hả chạy theo chỉ tiêu, tranh thủ sử dụng cho hết vốn ngân sách được duyệt chi. Việc truyền thông để tạo sự đồng thuận trong nhân dân bàn giao mặt bằng đã không được chú trọng, dẫn đến việc người dân phản ứng mỗi khi có dự án đi qua

Nhà tài trợ

Đánh giá nhanh Xe tải Isuzu QKR270 thùng lửng Euro4 Mới 2018

Rõ ràng trong bối cảnh hệ thống hạ tầng còn yếu kém, đời sống dân sinh còn nhiều khó khăn cần nhanh chóng được cải thiện thì việc không ít dự án ở TP HCM dù đã được bố trí vốn nhưng lại chậm giải ngân thực sự khiến nhiều người bất mãn. Việc Thành ủy TPHCM yêu cầu các sở, ngàn h, quận, huyện nghiêm túc xem xét lại thực trạng này và yêu cầu khắc phục ngay là rất cần thiết.

Trong tình hình vốn ngân sách eo hẹp thì cần phải sử dụng thật hiệu quả nguồn lực từ ngân sách và dứt khoát không để tiếp diễn tình trạng vốn đầu tư của nhà nước bị tồn đọng, nơi cần không có vốn, nơi được cấp vốn lại không biết sử dụng hoặc sử dụng không hiệu quả.

Một trong những giải pháp được các chuyên gia đánh giá cao và đã được Thủ tướng Chính Phủ đề ra đó là xử lý trách nhiệm của từng cá nhân, tập thể khi để xảy ra tình trạng chậm giải ngân vốn trong đầu tư công chậm tiến độ. Đặc biệt các địa phương, trong đó có TP HCM cần cẩn trọng hơn để lựa chọn được các cá nhân, tập thể đủ năng lực để triển khai các dự án công trình.

Mạnh tay thay thế ngay những nhà thầu, những cán bộ quản lý thiếu năng lực. Cần chú trọng yếu tố chiều sâu quản trị, không để tiếp diễn tình trạng chồng chéo, không rõ trách nhiệm và các khâu trung gian không cần thiết. Đẩy mạnh truyền thông để người dân chia sẻ trong khâu giải phóng mặt bằng.

Chỉ khi từng cá nhân, tập thể ý thức đầy đủ được vai trò trách nhiệm của mình thì tình trạng đưa nguồn vốn vào các công trình hạ tầng giao thông đô thị mới được nhanh chóng và phát huy tác dụng; góp phần giải quyết các yêu cầu bức thiết về ăn ở, đi lại, sinh hoạt của người dân ở các đô thị hiện nay.

Rõ ràng chỉ khi nào câu chuyên trách nhiệm được nhìn nhận một cách đầy đủ và rõ ràng nhất thì mới có thể hi vọng giải quyết được dứt điểm căn bệnh chậm giải ngân vốn ngân sách vào các công trình giao thông đô thị chậm tiến độ như hiện nay; góp phần ngăn chặn tình trạng đầu tư công tràn lan, kém hiệu quả, góp phần phòng chống tham nhũng, lãng phí.

(Theo: Báo VOV Giao Thông)

Tin tức liên quan

Giá Xe Tải Nhỏ Tháng 04/2024

Giá Xe Tải Nhỏ Tháng 04/2024

11 thg 4 2024 08:36

Bảng giá xe tải nhỏ là tập hợp của các dòng xe tải dưới 1 tấn cập nhật đến tháng 04/2024 từ những thương hiệu khác nhau có tiếng trên thị trường, tùy vào các tính năng sử dụng mà mức giá sẽ có sự chênh lệch ít nhiều nhưng vẫn đảm bảo cân bằng, phải chăng nhất. Bạn có thể dễ dàng tham khảo được giá xe tải nhỏ Thaco, giá xe tải nhỏ Suzuki, giá xe tải nhỏ Veam, giá xe tải nhỏ Kenbo, giá xe tải nhỏ Jac, giá xe tải nhỏ Isuzu, giá xe tải nhỏ Dongben, giá xe tải nhỏ Tata… và nhiều hãng xe khác nữa.
Đọc tiếp
Giá Xe Tải Jac Tháng 04/2024

Giá Xe Tải Jac Tháng 04/2024

11 thg 4 2024 08:36

Nếu quý khách đang có nhu cầu mua xe tải Jac thì đừng quên tham khảo bảng giá xe tải Jac tháng 04/2024 với đầy đủ tải trọng như giá xe tải Jac 750kg, giá xe tải Jac 800kg, giá xe tải Jac 980kg, giá xe tải Jac 990kg, giá xe tải Jac 1 tấn, giá xe tải Jac 1T25, giá xe tải Jac 1T4, giá xe tải Jac 1.5 tấn, giá xe tải Jac 1.9 tấn, giá xe tải Jac 2 tấn, giá xe tải Jac 2T4, giá xe tải Jac 2T5, giá xe tải Jac 3T5, giá xe tải Jac 3T45, giá xe tải Jac 4T9, giá xe tải Jac 5 tấn, giá xe tải Jac 6 tấn, giá xe tải Jac 6T4, giá xe tải Jac 7 tấn, giá xe tải Jac 8 tấn, giá xe tải Jac 9 tấn, giá xe tải Jac 9T9, giá xe tải Jac 16 tấn,… đã được chúng tôi cập nhật chi tiết rõ ràng và chính xác nhất ngay dưới đây, từ đó cân đối tài chính cũng như cân nhắc để xem dòng xe nào phù hợp với mình nhất nhé.
Đọc tiếp
Giá Xe Tải Trường Giang Tháng 04/2024

Giá Xe Tải Trường Giang Tháng 04/2024

11 thg 4 2024 08:36

Một trong những lý do giúp cho xe tải Trường Giang chiếm được cảm tình của khách hàng đó chính là giá xe tải Trường Giang tháng 04/2024 rất phải chăng, phù hợp với túi tiền của đa số người dân Việt Nam. Chắc chắn sẽ có rất nhiều người hoài nghi rằng giá xe tải Trường Giang rẻ như vậy thì chất lượng của nó không tốt, nhưng điều này là hoàn toàn sai bởi vì những chiếc xe tải Trường Giang sở hữu một chất lượng rất ổn định, chỉ khi đích thân bạn thử nghiệm mới cảm nhận được rõ nét sự êm ái và mạnh mẽ của nó, khả năng vận hành và chịu tải không thể xem thường, không hề thua kém bất cứ dòng xe nào khác.
Đọc tiếp
Giá Xe Tải Gắn Cẩu Tháng 04/2024

Giá Xe Tải Gắn Cẩu Tháng 04/2024

11 thg 4 2024 08:36

Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về giá xe tải gắn cẩu tháng 04/2024, tiêu biểu như giá xe tải Isuzu gắn cẩu, giá xe tải cẩu Hino, xe tải Hyundai gắn cẩu, giá xe tải Dongfeng gắn cẩu, xe tải cẩu Daewoo, xe tải Faw gắn cẩu, xe tải cẩu Howo, xe tải Jac gắn cẩu, xe tải Veam gắn cẩu,… Mỗi một hãng xe sẽ có có những đặc điểm và cấu tạo riêng biệt nên giá xe gắn cẩu cũng sẽ có những thay đổi chênh lệnh.
Đọc tiếp
Giá Xe Ben Tháng 04/2024

Giá Xe Ben Tháng 04/2024

11 thg 4 2024 08:36

Qua bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về giá xe ben tháng 04/2024 với giá xe ben Thaco, giá xe ben Howo, giá xe ben Isuzu, giá xe ben Hino, giá xe ben Faw, giá xe ben Hoa Mai, giá xe ben TMT, giá xe ben Chiến Thắng, giá xe ben Veam, giá xe ben Suzuki, giá xe ben Shacman, giá xe ben Jac, giá xe ben Dongfeng, giá xe ben, giá xe ben Daewoo,… để bạn có thêm nhiều thông tin để tham khảo nhé! Xe ben là dòng xe được nâng cấp từ những dòng xe tải nền cơ bản được nhiều người tiêu dùng đánh giá cao về tính năng sử dụng và được ưa chuộng sử dụng rộng rãi trên thị trường. Vậy giá xe ben sẽ như thế nào? Hãy khám phá ngay bây giờ nhé.
Đọc tiếp